Hồ Quỳnh Hương: Bạn trai rất yêu thương gia đình tôi
Chia sẻ về câu chuyện "dở khóc, dở cười" khi mua hoa ngày tết, Trần Thị Thu Huyền, sinh viên Trường ĐH Văn hóa Hà Nội (quê ở Hà Tĩnh), nói: "Năm nay mình về khá trễ nên tới hôm nay là 29 tết mới tranh thủ dọn dẹp nhà cửa và mua hoa trang trí. Các năm trước mình đều mua hoa ly để cắm nhưng năm nay hoa ly hết sớm, mình phải. Dạo quanh 4 khu chợ ở huyện Nghi Xuân (Hà Tĩnh), 1 cành hoa ly có giá 50.000 đồng. Để được một bình hoa, mình cần mua khoảng 3 cành". Có mặt ở khu chợ tại xã Cổ Đạm, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh vào ngày 29 tết, mọi người vô cùng bận rộn nhưng ai ai cũng tranh thủ thời gian đi chợ tết. Qua nhiều năm, nơi đây vẫn lưu giữ được nét truyền thống của một khu chợ quê, khắp nơi tràn ngập hương vị tết từ hoa đào, hoa mai tới bóng bay và đồ ăn vặt.Tranh thủ thời gian về quê để vui chơi tại chợ tết, Phan Đậu Quỳnh Trang (22 tuổi), ngụ hẻm 193/64/35, phường Phú Diễn, quận Bắc Từ Liêm (Hà Nội), cho biết: "Năm nay lịch nghỉ học của trường mình khá trễ, nên tới ngày 26 tết mình mới có thể trở về quê. Mình cũng tranh thủ trang hoàng không khí tết cho gia đình, dọn dẹp nhà và vui chơi cùng bạn bè. Mỗi lần về quê, mình lại thấy vui và hạnh phúc vì được đoàn viên cùng gia đình, được cùng mọi người chào đón một năm mới an lành".Vòng vào các con đường ngõ nhỏ, không khí tết càng rực rỡ bởi những sắc cờ hoa. Mỗi căn nhà đều treo cờ, trưng bày cây, hoa tết. Dù năm nay hoa đào, hoa mai ảm đạm, nở muộn nhưng mỗi gia đình đều chuẩn bị trưng bày trong nhà để cảm nhận được rõ hơn không khí tết.Với truyền thống bánh chưng bao đời nay của người Việt Nam, nhiều nhà đều tự tay gói và nấu bánh chưng, trò chuyện và sưởi ấm bên bếp củi đỏ rực, cầu chúc một năm mới an lành. Trở về quê sau thời gian dài học tập tại Hàn Quốc, Đinh Thị Thu Hương (22 tuổi) chia sẻ: "Mình thấy quê hương đã thay đổi nhiều, đường sá hiện đại hơn, ai ai cũng tất bật chuẩn bị một năm mới vui vẻ và đủ đầy. Mình cũng tranh thủ vui chơi trong mấy ngày ở nhà, cùng gia đình chuẩn bị mâm cỗ và gặp gỡ, trò chuyện với họ hàng".Vì sao bầu Đức lãi khủng?
Những ngày giữa đầu tháng chạp, đi từ đầu đường Địa Linh (P.Hương Vinh, Q.Phú Xuân, TP.Huế) đã nghe tiếng gõ lọc cọc từ những chiếc khuôn đúc tượng, mùi cay nồng từ khói lò nung. Những lò nung này đang hối hả vào "vụ" đúc tượng ông Táo để kịp phục vụ thị trường Tết Nguyên đán.Ông Võ Văn Đức (65 tuổi), anh cả trong gia đình có 4 anh em làm tượng Táo quân, đang tất bật giao việc cho từng thành viên trong những ngày này. Đàn ông có sức khỏe sẽ đảm nhiệm việc nhào nặn đất sét, phụ nữ khéo tay thì vẽ tượng, còn trẻ con "đảm nhận" khâu đóng gói. Đây là một trong số ít gia đình còn duy trì nghề truyền thống của tổ tiên để lại ở làng Địa Linh.Anh Võ Văn Hải (42 tuổi, con trai cả của ông Đức) kể, từ tháng 3 - 4 âm lịch, cả gia đình anh đã phải chuẩn bị đất nguyên liệu để làm tượng. Đất dùng để nặn tượng phải là đất sét vàng, được lấy từ đồng ruộng. Đất sét đào xong, đem về dự trữ đến tháng 6 âm lịch mới đưa ra phơi nắng. Đến tháng 11 âm lịch, khi trời mưa, họ gác lại công việc chính, bắt tay vào làm tượng Táo quân."Nghề này không khó nhưng đòi hỏi kỳ công. Để tạo ra một tượng Táo quân phải trải qua rất nhiều công đoạn tỉ mỉ. Trong đó, kỳ công nhất phải kể đến việc nhào nặn đất sét, việc này cần những người đàn ông có sức khỏe", anh Hải nói.Trong nhà ông Đức, công đoạn khó này được giao cho anh Võ Văn Cường (35 tuổi, con trai út) phụ trách. Phía sau gian nhà ba gian đã cũ, anh Cường tất bật nhào những tảng đất nhuyễn dẻo như nhồi bột làm bánh, tiếp đến là đưa đất vào khuôn và nện chặt."Chiếc khuôn được đúc tượng phải làm từ gỗ lim thì mới có độ bền lâu, chịu được những cú đập mạnh. Việc này phải làm thật dứt khoát để tượng cứng, đều, không bị vỡ. Nói nhào đất sét để làm tượng thì nghe dễ vậy, chứ để cho ra một bức tượng thành phẩm còn qua nhiều công đoạn nữa", anh Cường chia sẻ.Cạnh nhà ông Đức, chiếc lò nung tượng Táo quân của ông Võ Văn Nam (60 tuổi, em trai út ông Đức) khói bay nghi ngút. Ông Nam đang hối hả ra lò những bức tượng Táo quân cuối cùng, kịp cho thương lái đến lấy.Theo người thợ lành nghề này, để tượng không bị nứt nẻ, thay vì dùng củi, người làng Địa Linh sẽ dùng vỏ trấu. Tro của lò nung sẽ được cất giữ để phục vụ việc đúc tượng. Vào mùa, người làm nghề nặn tượng phải dậy từ 3 giờ sáng để canh lò. Lửa nung phải cháy đều, không quá to cũng không được nhỏ, có vậy tượng mới không bị cong vênh, cháy sém.Tượng ông Táo sau khi rời khỏi lò nung được vợ ông Nam làm sạch lớp tro bám bên ngoài rồi đưa đi nhúng màu đỏ, cam… Cuối cùng là công đoạn trang trí tượng, đây cũng là khâu quan trọng nhất bởi đòi hỏi sự tỉ mỉ, thường con gái ông Nam đảm nhiệm.Kỳ công là vậy, nhưng mỗi bức tượng thành phẩm chỉ bán ra thị trường với giá 2.000 – 3.000 đồng. Bình quân mỗi ngày, một người làng Địa Linh làm tượng cật lực cũng chỉ kiếm được khoảng 200.000 đồng. Vì thu nhập ít ỏi nên theo thời gian nhiều gia đình không còn giữ nghề mà cha ông để lại. Nhưng với ông Nam, việc lưu giữ nghề truyền thống không chỉ vì miếng cơm manh áo mà còn là niềm tự hào lớn và sứ mệnh của thế hệ hậu bối.
Pháp - Nhật mở cửa ngõ, thêm bàn đạp
Xem Gold Star V.League 2-2024/25 đỉnh nhất trên FPT Play, tại https://fptplay.vn
Hành động này không chỉ là sự khích lệ tinh thần cho các cầu thủ mà còn là minh chứng cho cam kết đồng hành lâu dài của Acecook với bóng đá Việt Nam, trong suốt hành trình đầy thử thách này.Trong hai lượt trận bán kết căng thẳng với đội tuyển Singapore, đội tuyển Việt Nam đã thể hiện tài năng vượt trội, sự kiên cường và bản lĩnh không thể lay chuyển trước một đối thủ mạnh với lối chơi phòng ngự chắc chắn. Bằng sự đoàn kết và quyết tâm cao độ, các cầu thủ đã vượt qua mọi thử thách, giành chiến thắng, viết tiếp câu chuyện kỳ diệu cho bóng đá Việt Nam. Chiến thắng tại bán kết không chỉ là niềm tự hào to lớn cho đội tuyển mà còn là ngọn lửa hy vọng bừng sáng cho hàng triệu người hâm mộ trên khắp mọi miền Tổ quốc.Hiểu được tầm quan trọng của khoảnh khắc này, Acecook Việt Nam đã nhanh chóng thưởng nóng 1 tỉ đồng cho đội tuyển, như một lời tri ân và tiếp thêm sức mạnh cho các cầu thủ trên con đường chinh phục đỉnh cao. Đây là một hành động hỗ trợ thiết thực, khẳng định vai trò tiên phong của Acecook trong việc cổ vũ đội tuyển bóng đá quốc gia Việt Nam tại những thời điểm quan trọng nhất của hành trình chiến đấu mà còn thể hiện sự trân trọng đối với những nỗ lực của các cầu thủ mà còn gửi gắm thông điệp về sự cam kết lâu dài và trách nhiệm trong việc đồng hành cùng bóng đá Việt Nam trên con đường chinh phục những thành công vĩ đại.Không chỉ có hành động tặng thưởng này, Acecook Việt Nam đã bền chí, kiên tâm triển khai hàng loạt hoạt động đồng hành để kết nối và cổ vũ người hâm mộ cả nước. Trước thềm giải ASEAN Mitsubishi Electric Cup 2024 khởi tranh, giữa những lo lắng xen lẫn kỳ vọng của người hâm mộ dành cho đội tuyển, Acecook Việt Nam đã nhanh chóng hành động, tung chiến dịch quảng bá khơi gợi tình yêu, tinh thần đồng hành cùng bóng đá Việt Nam cùng người hâm mộ với thông điệp "Bền chí kiên tâm - Vững vàng tạo kỳ tích".Chỉ trong một tháng triển khai, chiến dịch đã ghi nhận hơn 270.000 lượt truy cập Microsite, cùng hơn 3.000 lượt tham gia các hoạt động tương tác cổ vũ Đội tuyển. Các video quảng cáo của chiến dịch đã thu hút hơn 100 triệu lượt xem và hàng chục nghìn lượt chia sẻ trên các nền tảng mạng xã hội.Đặc biệt, khu vực Fanzone "Bền chí kiên tâm" do Acecook tổ chức đã mang đến không gian cổ vũ chuyên nghiệp và sôi động với sự tham gia của hơn 500 cổ động viên mặc đồng phục chiến dịch "Bền chí kiên tâm - vững vàng tạo kỳ tích". Sự kiện này không chỉ thu hút sự chú ý lớn từ báo chí và truyền thông mà còn khẳng định hình ảnh Acecook là thương hiệu tiên phong, luôn có tầm nhìn dài hạn, sẵn sàng đồng hành một cách đầy tin cậy với bóng đá Việt Nam bất kể thời khắc vinh quang hay khó khăn. Với Acecook Việt Nam, tinh thần cổ vũ, dù dưới bất kỳ hình thức nào, luôn mang trong mình một ý nghĩa sâu sắc. Qua hành động tặng thưởng này, Acecook hy vọng sẽ truyền cảm hứng mạnh mẽ đến người hâm mộ Việt Nam, cùng nhau tiếp thêm sức mạnh cho đội tuyển quốc gia. Hãy chung tay, vì mỗi sự ủng hộ của chúng ta đều là một phần quan trọng trong hành trình viết tiếp những kỳ tích, mang vinh danh bóng đá Việt Nam và nối dài niềm tự hào dân tộc. Hãy cùng đồng hành và cổ vũ đội tuyển, vì mỗi sự ủng hộ của chúng ta đều là một phần trong hành trình chinh phục đỉnh cao mới! Hãy luôn bên cạnh đội tuyển thân yêu bất kể thời khắc vinh quang hay khó khăn.ACECOOK VIỆT NAM - NHÀ TÀI TRỢ CHÍNH CỦA CÁC ĐỘI TUYỂN BÓNG ĐÁ QUỐC GIA VIỆT NAM VÀ ĐƠN VỊ ĐỒNG HÀNH CHÍNH THỨC TẠI ASEAN MITSUBISHI ELECTRIC CUP 2024.
Con phố 'một mét vuông 10 người sống ảo' ở Hà Nội lên báo Nhật
Chiều 19.3, trao đổi với PV Thanh Niên, ông Nguyễn Xuân Tùng, Phó chủ tịch UBND xã Thạch Lạc (TP.Hà Tĩnh) cho biết, lực lượng chức năng cùng ngư dân địa phương đang tổ chức trục vớt 3 chiếc thuyền cá bị sóng đánh chìm trên biển.Trước đó, vào khoảng 6 giờ sáng cùng ngày, ông Nguyễn Văn Ngọc, ông Nguyễn Văn Cảnh và ông Trần Đình Xuân cùng 3 ngư dân khác ở xã Thạch Lạc cùng nhau đi trên 3 chiếc thuyền cá có công suất 24CV ra biển thả lưới đánh bắt cá trích.Đến trưa, 3 chiếc thuyền cá khi đang trên đường trở về, cách bờ khoảng 6 hải lý thì tất cả đều bị sóng đánh chìm. Phát hiện sự việc, các thuyền cá di chuyển ở gần đó đã nhanh chóng tiếp cận, ứng cứu kịp thời 6 ngư dân trên 3 chiếc thuyền gặp nạn đưa vào bờ an toàn. Người dân sau đó đã trình báo sự việc cho chính quyền địa phương và thông báo cho các tàu thuyền khác hỗ trợ, lên phương án trục vớt các thuyền cá bị chìm. "Sau nhiều giờ nỗ lực, lực lượng chức năng cùng các ngư dân địa phương đã đưa được 1 chiếc thuyền cá vào bờ. Để trục vớt 2 chiếc thuyền cá bị sóng đánh chìm còn lại, chúng tôi đang liên hệ với lực lượng Bộ đội Biên phòng để cử tàu lớn ra khơi cứu hộ", ông Tùng nói.